Hiện nay, với chữ ký số (chữ ký được mã hóa điện tử) doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng kê khai thuế qua mạng và có thể thực hiện nhiều giao dịch trong tương lai thông qua chữ ký này. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 5 chữ ký số được đang các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay.
1) Chữ ký số điện tử MISA eSign không sử dụng USB Token
Chữ ký số eSign được phát triển bởi Công ty CP MISA – Đơn vị 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử, kê khai thuế (T-VAN),… cho hơn 250.000 tổ chức và hàng triệu cá nhân.
eSign là giải pháp chữ ký số đầu tiên không dùng USB Token tại Việt Nam, giúp người dùng có thể thực hiện ký số ngay khi phát hành hóa đơn điện tử, nộp báo cáo thuế hay ký số các văn bản ngay trên điện thoại di động. Bên cạnh đó, eSign còn cho phép nhiều người cùng ký trên 1 tài liệu và đáp ứng tốt việc xuất hóa đơn tại nhiều điểm khác nhau.
Chữ ký số eSign đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nước về ký số, hệ thống kỹ thuật an toàn bảo mật theo tiêu chuẩn Châu Âu eIDAS. Do đó, tổ chức/doanh nghiệp dễ dàng phân quyền và quản lý lịch sử ký số.
2) Chữ ký số điện tử Viettel-CA
Viettel-CA là dịch vụ chữ ký điện tử của Tập đoàn Viễn thông Quân đội cung cấp. Chữ ký Viettel được sử dụng nhiều trong các dịch vụ hành chính công như kê khai thuế qua mạng, hải quan điện tử, đấu thầu trực tuyến và các giao dịch điện tử như chứng khoán điện tử, ngân hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
Bên cạnh chữ ký số dưới dạng USB thông thường, Viettel còn phát triển Mobile-CA sử dụng ứng dụng trên sim di động Viettel giúp người dùng có thể thực hiện ký văn bản ở những nơi có mạng Viettel phủ sóng.
Theo quan điểm của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thì chữ ký số trên sim của Viettel đã khắc phục được phần nào nhược điểm thiếu linh hoạt của USB token nhưng lại bất tiện cho người dùng không sử dụng mạng Viettel hoặc phải sắm thêm thiết bị di động để sử dụng sim này.
3) Chữ ký số điện tử VNPT-CA
VNPT-CA là giải pháp chữ ký số của Tổng công ty dịch vụ viễn thông VNPT. VNPT-CA được công nhận về tính pháp lý tương đương với con dấu và chữ ký của doanh nghiệp. Chữ ký số VNPT còn có thể sử dụng được trong các giao dịch điện tử như ký hợp đồng, ký kết văn bản thỏa thuận, kinh doanh trực tuyến.
Bên cạnh đó, VNPT có đội ngũ nhân viên hỗ người dùng cài đặt và xử lý vướng mắc khá nhanh chóng. Giá chữ ký số VNPT gần như cao nhất trên thị trường nên không phù hợp cho doanh nghiệp/tổ chức mới thành lập.
4) Chữ ký số điện tử BKAV-CA
BKAV-CA được phát triển bởi tập đoàn Công nghệ BKAV. Không chỉ cho phép ký số trong các dịch vụ hành chính công và các giao dịch điện tử thông thường thì BKAV-CA được còn tích hợp vào hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước giúp các đơn vị Ngân hàng dễ dàng hơn trong giao dịch với đơn vị này.
Tuy nhiên, cũng giống như các loại chữ ký số USB token khác thì BKAV-CA cũng có nhược điểm là chỉ có thể ký được trên máy tính, chưa hỗ trợ nhiều người ký trên cùng 1 tài liệu và khó kiểm soát việc ký số của các đối tượng cùng sử dụng.
5) Chữ ký số điện tử NewCA
NewTel-CA là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng hoạt động theo giấy phép số 1046/GP-BTTT và số 225/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Dù ra mắt sau nhiều chữ ký số khác nhưng NewCA vẫn có lượng khách hàng nhất định bởi giá thành rẻ và chất lượng ổn định. Không chỉ cung cấp chữ ký số cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà NewCA còn cung cấp dịch vụ chữ ký số dành riêng cho cho thiết bị HSM, hóa đơn điện tử, CBNV trong tổ chức.
Nhiều doanh nghiệp phải thuê kế toán dịch vụ bên ngoài khá ái ngại khi sử dụng Chữ ký số NewCA dưới dạng USB token vì lo ngại thất lạc và khó kiểm soát việc ký số.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.