Chữ ký số hiện là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong việc thực hiện các thủ tục online như kê khai thuế, bảo hiểm xã hội hay nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp,…
Chữ ký số- vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, sau khi thành lập. Để hiểu hơn về chữ ký số là gì? Tác dụng của chữ ký số? Quý vị có thể tham khảo bài viết Đăng ký chữ ký số tại huyện Tam Thanh.
Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản: word, excel, pdf…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp. Vì vậy, chữ ký số không những chỉ dùng trong việc kê khai thuế, mà người sử dụng còn có thể sử dụng trong tất cả các giao dịch điện tử với mọi tổ chức và cá nhân khác.
Việc giải quyết thủ tục kê khai thuế cho cá nhân, doanh nghiệp vào mỗi cuối tháng thường gây quá tải cho cơ quan thuế, gây phiền hà cho người nộp thuế. Vì vậy, để thực hiện các giao dịch điện tử như nộp hồ sơ thuế, sử dụng hóa đơn điện tử một cách đơn giản và thuận tiện hơn các doanh nghiệp đều muốn có một chữ ký số (chữ ký điện tử).
Văn bản pháp luật điều chỉnh về chữ ký số
- Luật giao dịch điện tử 2005
- Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số.
Công dụng của chữ ký số
- Chữ ký số được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử… mà doanh nghiệp không phải in các tờ kê khai, đóng dấu.
- Bên cạnh đó, chữ ký số cũng được các doanh nghiệp sử dụng để kí hợp đồng với các đối tác qua internet mà không cần phải gặp nhau.
- Chữ ký số là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn và chính xác tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các cá nhân hay cơ quan tổ chức cũng yên tâm hơn với các giao dịch điện tử của mình.
- Ngoài ra, chữ ký số còn giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân, tổ chức nhà nước, dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian, không mất thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn các hồ sơ.
Đặc điểm của chữ ký số
- Hình dạng chữ ký số: Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB được gọi là USB Token. USB Token là thiết bị phần cứng dùng để tạo ra cặp khóa công khai và khóa bí mật cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng.
- Chữ ký số được bảo mật bằng mật khẩu được gọi là mã PIN.
Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm:
– Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
– Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).
Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì bạn nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… Mức lệ phí cũng sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra cũng như tùy vào từng gói dịch vụ do doanh nghiệp của bạn lựa chọn.
Trong chữ ký số doanh nghiệp chứa các nội dung thông tin sau:
- Thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Bao gồm: Tên doanh nghiệp, Mã số thuế của doanh nghiệp…;
- Số serial của Token;
- Thời hạn sử dụng có hiệu lực của chữ ký số;
- Những thông tin liên quan đến tổ chức chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp;
- Chữ ký xác nhận của tổ chức chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp;
- Những quy định về việc hạn chế sử dụng chữ ký số, quy định về phạm vi sử dụng của chữ ký số;
- Quy định về trách nhiệm và những hạn chế của các tổ chức chứng thực chữ ký cho doanh nghiệp;
- Một số những nội dung quan trọng khác dựa trên thông tin quan trọng được quy định bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.