Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu không chỉ là điều kiện cần và đủ cho mỗi hàng hóa, dịch vụ trước khi bước chân vào thị trường mà còn là nền tảng cho phát triển tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Vì nhãn hiệu chính là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Trong bài viết này tư vấn Blue xin chia sẻ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại An Phú như sau:
Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu
Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Nếu như chủ thể là cá nhân, công ty Việt Nam có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ để thực hiện đăng ký nhãn hiệu. Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Công ty tư vấn Blue.
Lưu ý: Nhãn hiệu dù đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lên Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cần cung cấp các hồ sơ như sau :
Theo quy định của pháp luật, để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ kèm theo đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị những tài liệu sau:
1/ Cung cấp tên và mẫu nhãn hiệu
Mẫu nhãn hiệu để đăng ký cần đáp ứng các yêu cầu theo Luật sở hữu trí tuệ:
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai. Mỗi thành phần nhãn hiệu kích thước không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 20mm
- Nếu bảo hộ nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo hình vẽ hoặc ảnh chụp thể hiện phối cảnh và mô tả nhãn hiệu ở dạng hình chiếu.
- Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ màu sắc. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
2/ Chủ sở hữu nhãn hiệu của nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ cần cung cấp thông tin bao gồm :
Để xác định chủ sở hữu nhãn hiệu, khi đăng ký chủ đơn đăng ký cần cung cấp tài liệu cho chúng tôi, trong đó:
- Nếu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu là cá nhân cần cung cấp chứng minh thư nhân dân bản sao chứng thực,
- Nếu chủ đơn là tổ chức có thể cung cấp chứng từ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3/ Danh mục phân Nhóm sản phẩm/ dịch vụ sẽ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- Danh mục sản phẩm/ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được phân loại theo Thỏa ước Nice 10. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản xuất, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.
- Khách hàng có thể đăng ký nhãn hiệu cho một hoặc nhiều nhóm sản phẩm/ dịch vụ khác nhau
* Chú ý: Sau khi phân nhóm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn để xem nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, có khả năng bảo hộ hay không
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Công ty tư vấn Blue
- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;
- Miễn phí tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ– Chi phí độc lập;
- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty tư vấn Blue để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, cách phân nhóm nhãn hiệu, các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.